Hướng dẫn sử dụng eGPU

Huyền Nhi
0
eGPU (External GPU) là một giải pháp giúp tăng cường khả năng đồ họa cho các thiết bị như laptop hoặc máy tính nhỏ gọn bằng cách kết nối với card đồ họa rời bên ngoài. Điều này đặc biệt hữu ích cho những người cần hiệu năng đồ họa cao như game thủ, nhà thiết kế đồ họa, hay người làm việc với các ứng dụng yêu cầu sức mạnh GPU. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết để sử dụng eGPU:

1. eGPU là gì và nó có tác dụng gì?

eGPU (viết tắt của external Graphics Processing Unit) là một GPU (chúng ta hay gọi dân dã nó là card đồ họa) được gắn bên ngoài vào các máy tính nhỏ gọn, thường là Laptop hoặc Mini pc khi sức mạnh của GPU chính trong những chiếc máy tính nhỏ gọn đó không đủ khả năng để xử lý các tác vụ liên quan tới đồ họa ( như chơi game, làm việc, render hình ảnh, ...).  Tóm lại, EGPU giúp Tăng cường sức mạnh đồ họa cho chiếc máy tính nhỏ gọn của bạn.


2. Các thành phần cơ bản cấu thành một bộ eGPU hoàn chỉnh

Một bộ eGPU hoàn chỉnh bao gồm khung eGPU (enclosure), card đồ họa (GPU), cáp kết nối Thunderbolt, nguồn điện, hệ thống tản nhiệt, và phần mềm cùng driver cần thiết. Tất cả các thành phần này phải hoạt động cùng nhau để đảm bảo hiệu suất tối đa và tương thích với máy tính của bạn.

3. Các cổng kết nối eGPU phổ biến trên thị trường.

Để kết nối eGPU (External GPU) với máy tính, có một số chuẩn kết nối khác nhau, nhưng phổ biến nhất là Thunderbolt. Dưới đây là một số các chuẩn kết nối chính hay được sử dụng nhất trên laptop và mini pc:

Các chuẩn kết nối cũ - bất tiện khi sử dụng

Cổng ExpressCard 34, 54

Đây là một chuẩn kết nối cũ, thướng có trên các dòng máy trạm đời cũ của hãng Dell và HP.
(Ảnh từ kênh pc gamming)

  • Tốc độ truyền tải: Khoảng 2,5 Gbps
  • Đầu cắm: ExpressCard Slot (dạng khe cắm trên laptop cũ)
  • Đặc điểm: Đây là một chuẩn kết nối đã lỗi thời, chủ yếu được sử dụng trên các laptop đời cũ. Hiệu năng bị hạn chế do tốc độ truyền tải thấp, nên ít được sử dụng cho eGPU hiện đại.

Cổng mPCIe (mPCI Express)


  • Tốc độ truyền tải: Tối đa 5 Gbps (PCIe 2.0 x1)
  • Đầu cắm: Mini PCIe Slot
  • Đặc điểm: mPCIe là một phiên bản thu nhỏ của PCIe, thường thấy trong các laptop cũ. Dù có thể sử dụng cho eGPU, nhưng hiệu năng bị giới hạn do băng thông thấp và bất tiện khi sẽ phải tháo vỏ máy của Laptop - Mini pc để có thể sử dụng được.

Cổng M.2 NVMe

  • Tốc độ truyền tải: Lên đến 32 Gbps (PCIe 3.0 x4)
  • Đầu cắm: M.2 Slot
  • Đặc điểm: M.2 NVMe là chuẩn kết nối thường được sử dụng cho ổ SSD siêu nhanh. Một số thiết bị eGPU có thể kết nối qua khe M.2, tuy nhiên điều này ít phổ biến và yêu cầu phải tháo rời vỏ máy của Laptop - Mini pc , nên không thuận tiện như các chuẩn kết nối mới hơn.

Các chuẩn kết nối mới- tiện lợi hơn khi sử dụng

1. Thunderbolt 3/4

  • Tốc độ truyền tải: 40 Gbps
  • Đầu cắm: USB-C
  • Đặc điểm: Thunderbolt 3/4 là chuẩn kết nối phổ biến nhất hiện nay cho eGPU, nhờ vào băng thông cao và khả năng truyền tải cả dữ liệu, video và năng lượng qua cùng một cổng. Thunderbolt 3 hỗ trợ kết nối với các card đồ họa cao cấp, giúp cải thiện hiệu năng đồ họa cho các thiết bị di động như laptop. Thunderbolt 4 là phiên bản nâng cấp của Thunderbolt 3, mang lại tính năng bảo mật cao hơn và khả năng hỗ trợ tối đa hai màn hình 4K hoặc một màn hình 8K. Dù tốc độ truyền tải không thay đổi so với Thunderbolt 3, Thunderbolt 4 cung cấp tính ổn định và khả năng tương thích tốt hơn.
  • Lưu ý quan trọng: cổng Thunderbolt sử dụng đầu cắm USB-C nên trước khi mua chúng ta cần phải để ý xem cổng USB-C của Laptop hay Mini pc mà chúng ta muốn dùng eGPU là USB-C 3.0 thường hay đó là cổng Thunderbolt thông qua kí hiệu hình tia sét có mũi tên tam giác giống hình phía trên, nếu không kí hiệu trên thì đó là cổng USB-C thường, Thunderbolt 3 và 4 có tính tương thích ngược với USB-C, nghĩa là cổng Thunderbolt có thể hoạt động như cổng USB-C, nhưng cổng USB-C thông thường không thể hoạt động như cổng Thunderbolt.

2. USB 4

  • Tốc độ truyền tải: 40 Gbps
  • Đầu cắm: USB-C
  • Đặc điểm: USB 4 là chuẩn mới nhất, được xây dựng dựa trên Thunderbolt 3, hỗ trợ tốc độ truyền tải lên đến 40 Gbps. Nó có tính tương thích ngược với các thiết bị Thunderbolt 3 và mang lại hiệu năng tương đương, giúp mở rộng khả năng sử dụng eGPU.
  • Lưu ý: cổng USB 4 sử dụng đầu cắm USB-C nên trước khi mua chúng ta cần phải để ý xem cổng USB-C của Laptop hay Mini pc mà chúng ta muốn dùng eGPU là USB-C 3.0 thường hay đó là cổng USB 4 thông qua kí hiệu USB4 trên cổng cắmnếu không kí hiệu trên thì đó là cổng USB-C thường

3. OCULink

  • Tốc độ truyền tải: Tùy thuộc vào phiên bản, có thể hỗ trợ từ PCIe 3.0 x4 (lên đến 32 Gbps) đến PCIe 4.0 x4 (lên đến 64 Gbps).
  • Đầu cắm: OCULink
  • Đặc điểm: Với khả năng hỗ trợ các phiên bản PCIe tiên tiến như PCIe 3.0 và PCIe 4.0, Oculink cung cấp băng thông lớn, giúp khai thác tối đa hiệu năng của các thiết bị ngoại vi như eGPU

4. Ưu và nhược điểm của eGPU

Ưu điểm của eGPU

  • Tăng hiệu năng xử lý đồ họa đáng kể cho laptop

  • Đa dạng cổng kết nối, quá trình lắp đặt khá đơn giản

  • Có khả năng kết nối thêm nhiều linh kiện ngoại tuyến khác

  • Có tính linh động cao.

Nhược điểm của eGPU

  • Một số cổng kết nối cần phải tháo vỏ máy để kết nối eGPU nên cần bạn có chút kiến thức về máy tính

  • Không phải mọi mẫu laptop đều có thể lắp eGPU

  • Các mẫu laptop có cấu hình quá thấp thường không tận dụng được sức mạnh mà eGPU mang lại

5. Các bước kết nối eGPU với Laptop | Mini PC

Bước 1: Kiểm tra trước khi mua eGPU:  Kiểm tra xem Laptop | Mini pc của bạn có cổng kết nối tương thích được với mẫu eGPU mà bạn chọn mua hay không, ngoài ra đảm bảo hệ điều hành hỗ trợ eGPU. Windows 10/11 và macOS 10.13.4 trở lên hỗ trợ eGPU, tuy nhiên mức độ hỗ trợ có thể khác nhau tùy vào từng thiết bị.

Bước 2: Lắp đặt eGPU: tiến hành gắn card đồ họa vào khung eGPU: Mở khung eGPU và gắn card đồ họa vào khe PCIe. Kết nối nguồn điện từ khung eGPU vào card đồ họa (thường là cáp 6-pin hoặc 8-pin).

Bước 3: Kết nối eGPU với Laptop | Mini PC
  • Với các chuẩn kết nối Thunderbolt / usb 4 : Bạn chỉ việc cắm dây từ eGPU vào cổng thích hợp trên máy.
  • Với các chuẩn kết nối cần phải tháo vỏ máy: Tiến hành ngắt nguồn điện của máy và tháo vỏ máy sau đó ta cắm dây eGPU vào cổng thích hợp trên máy và kết nối với eGPU.
Bước 4: Cài đặt driver
  • Windows: Tải và cài đặt driver card đồ họa mới nhất từ trang web của NVIDIA hoặc AMD.
  • macOS: Hệ thống sẽ tự động nhận diện và cài đặt driver cho eGPU nếu tương thích.
Cấu hình eGPU:
  • Windows: Vào "Display Settings" và thiết lập để hệ thống sử dụng eGPU làm nguồn đồ họa chính cho màn hình hoặc ứng dụng cụ thể. Bạn có thể tùy chỉnh trong NVIDIA Control Panel hoặc AMD Radeon Settings.
  • macOS: Truy cập "System Preferences" > "Displays" và chọn eGPU cho màn hình mong muốn. Đối với từng ứng dụng, bạn có thể chọn sử dụng eGPU bằng cách click phải vào biểu tượng ứng dụng và chọn "Get Info", sau đó chọn "Prefer External GPU".

Đầu tư vào eGPU - Nâng cấp hiệu suất cho thiết bị của bạn ngay hôm nay!

Nếu bạn đang tìm kiếm một cách để tăng cường hiệu suất đồ họa của laptop hoặc máy tính nhỏ gọn mà không cần phải mua một máy mới, thì eGPU chính là giải pháp hoàn hảo. Với eGPU, bạn có thể tận hưởng trải nghiệm chơi game mượt mà hơn, làm việc với đồ họa 3D và biên tập video chuyên nghiệp, tất cả đều từ chiếc laptop quen thuộc của bạn.

Đừng để chiếc laptop của bạn bị giới hạn bởi khả năng đồ họa tích hợp. Hãy trang bị ngay cho mình một bộ eGPU để khai phá hết tiềm năng của nó.

Nhấp vào đây để khám phá các tùy chọn eGPU tốt nhất trên thị trường và lựa chọn cho mình một giải pháp tối ưu nhé!

(getCard) #type=(product) #title=(Các mẫu eGPU) #info=(các mẫu eGPU tốt trên thị trường) #button=(Xem)

Đăng nhận xét

0Nhận xét

Đăng nhận xét (0)

#buttons=(Tôi đã hiểu!) #days=(20)

Trang web của chúng tôi sử dụng cookie để nâng cao trải nghiệm của bạn. Xem điều khoản
Ok, Go it!