OCuLink là gì, tại sao OCuLink lại tốt hơn Thunderblot
Huyền Nhi
tháng 8 31, 2024
0
OCuLink (Optical Copper Link) là một giao diện kết nối được phát triển bởi PCI-SIG (Peripheral Component Interconnect Special Interest Group), tổ chức đứng sau chuẩn PCI Express (PCIe). Ra đời nhằm giải quyết nhu cầu về một kết nối tốc độ cao, nhỏ gọn và linh hoạt, OCuLink là một trong những giải pháp tiên tiến cho các ứng dụng yêu cầu băng thông lớn trong không gian hạn chế. Một số người dùng đã có thể biết tới chuẩn kết nối này thông qua việc sử dụng máy chủ. Chúng có nhiều loại kết nối, tên gọi khác nhau và chủ yếu được sử dụng cho việc mở rộng hệ thống lưu trữ tốc độ cao. Tuy nhiên, chúng cũng có thể được sử dụng chuẩn kết nối này để sử dụng eGPU giống như các giải pháp M.2 hiện tại do ADT-Link cung cấp. Sự thay đổi lớn ở đây là giờ đây bạn không còn phải tháo nắp máy, tháo cổng M2 trên máy của mình gây khó khăn cho việc thiết lập eGPU. Bây giờ, bạn chỉ cần cắm vào để có hiệu suất máy tính để bàn từ bất kỳ khe cắm PCIe 4.0 M.2 nào, rất nhỏ gọn và vô cùng tiện dụng.
Dây cáp OCuLink
1. Tại sao nói OCuLink tốt hơn Thunderbolt?
Chuẩn kết nối OCuLink cho phép bạn sửa lỗi 43 khi cài đặt driver Nvidia dễ dàng, nó hoạt động bình thường. Không giật, không sập ngẫu nhiên, không ngắt kết nối ngẫu nhiên/màn hình đen/khả năng tương thích kém giữa eGPU và thiết bị, v.v. Sử dụng chuẩn kết nối OCulink không khác gì bạn đang cắm card màn hình vào khe Pcie thông thường vào các bo mạch chủ Desktop, Giới hạn giờ đây chỉ nằm ở chình CPU của bạn.
Dưới đâylà video trên youtube giải thích lý do tại sao OCuLink tốt hơn Thunderbolt có tiêu đề This DESTROYS Thunderbolt - Oculink làm cho eGPU có cảm giác như máy tính để bàn! | The Phawx
Bạn có thể xem video này tại đây nhé:
Ngoài ra, có rất nhiều các công ty đang tìm cách áp dụng OCuLink gốc vào các thiết bị của họ để bạn có thể sử dụng trực tiếp mà không cần phải thiết lập các cài đặt khách cho cổng này. Cổng này cũng như các giải pháp hiện tại đang vượt qua giới hạn 4(4i) làn và cung cấp các giải pháp 8(8i) và 16(16i) làn. Một thành viên của GPD discord đã thử nghiệm và cho thấy biến thể 8i của một trong những giải pháp này sẽ hoạt động hoàn hảo khi chuyển từ 8i xuống 4i, vì vậy không có gì sai khi tin tưởng vào các giải pháp 8i hoặc có thể là 16i trong tương lai từ các nhà sản xuất máy tính xách tay/nhà sản xuất máy tính mini.
Giao thức này đã tồn tại được một thời gian, nhưng phải đến PCIe 4.0 thì nó mới nhận được sự chú ý đúng mức từ những người đam mê để biến nó thành giải pháp để sử dụng eGPU. Một số pháp sư Trung Quốc đã bắt đầu sản xuất các Box eGPU để kết nối eGPU thông qua cổng này, vì cổng này tận dụng rất tốt tốc độ của PCIe 4.0.
2. Độ bền của dây cáp OCuLink
Tuy OcuLink được sử dụng trong môi trường máy chủ, nơi các linh kiện không được thiết kế để rút ra cắm lại quá nhiều lần, nhưng OCuLink là một chuẩn kết nối khác so với các chuẩn kết nối trong môi trường máy chủ, bạn có thể rút ra cắm lại rất nhiều lần mà không phải lo về vấn đề các dây cáp này sẽ không hoạt động, sau đây là bảng thông số kĩ thuật tiêu chuẩn của dây cáp OcuLink.
3. Nên lựa chọn đội xanh hay đội đỏ để sử dụng eGPU thông qua OCuLink?
Để tận dụng tối đa OCulink eGPU, chúng tôi đặc biệt khuyên bạn nên sử dụng thiết bị hỗ trợ PCIe 4.0, bao gồm máy tính và card đồ họa hỗ trợ PCIe 4.0. Nvidia dòng RTX 20 series trở xuống sẽ có hiệu suất thấp hơn nhiều vì chúng đang chạy gen 3.0 và giới hạn ở 4 làn. Các dòng card của AMD có hỗ trợ PCIe 4.0 khi lắp EGPu sẽ có một chút thua thiệt hơn với hiệu năng card nhưng không quá đáng kể. Tuy nhiên, với các card AMD thì sẽ chỉ có một số loại card không thể sử dụng hết hiệu năng, còn các dòng card mới vẫn có thể sử dụng bình thường.